Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương gia chủ cần lưu ý

nhung-dieu-kieng-ky-khi-boc-bat-huong-gia-chu-can-luu-y.jpg

Gia chủ nếu mong muốn đón nhận được nhiều tài lộc cùng nhiều may mắn và phú quý thì cần phải chăm chút và tỉ mỉ trong việc bốc bát hương. Đặc biệt là những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương rất cần được các gia chủ chú trọng trong văn hóa thờ cúng của người dân Việt Nam ta. Cụ thể cách thực hiện và những lưu ý quan trọng nào thì cùng Dankocity tìm hiểu thêm nhé!

Tìm hiểu bát hương là gì?

tim-hieu-bat-huong-la-gi.jpg

Tìm hiểu bát hương là gì?

Bát hương được biết đến là một vật phẩm quan trọng trên bàn thờ mỗi gia đình. Nó thể hiện sự biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, những người thân đã mất trong gia đình.

Mỗi gia đình sẽ phụ thuộc vào văn hóa từng khu vực để có thể lựa chọn thờ 1 hoặc 3 bát hương. Những gia đình nào thờ 3 bát hương thì bát ở giữa sẽ được đặt cao nhất và dùng thờ quan thần. Bên phải là bát hương thờ Gia tiên tiền tổ. Còn bát bên trái thờ Bà Cô, Ông Mãnh.

Do đó bát hương được coi là nơi trú ngụ của thần thánh và ông bà tổ tiên. Không chỉ là nơi giúp con cháu thể hiện lòng thành kính với các đấng bề trên, bát hương còn là nơi mà gia chủ gửi gắm những lời mong nguyện ước bình an, cầu mong các cụ phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình.

Với việc thờ cúng, xuất phát từ cái tâm luôn luôn là một điều quan trọng nhất. Và lòng thành kính này sẽ được thể hiện bằng cách đó là cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang, hoặc vào các ngày lễ, ngày rằm, mùng 1 thì tất cả con cháu lại thắp nhang, dâng hương hoa lên ban thờ cúng.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương là gì?

Người xưa thường có câu nói rằng: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Cho đến ngày nay thì nó vẫn được sử dụng rất nhiều nếu muốn việc thờ cúng trở nên linh thiêng thì gia chủ cần nắm được những quy tắc sau để tránh phạm phải những điều đại kỵ.

Không nên xê dịch bát hương

Theo phong thủy, thì bát hương phải được đặt chính giữa trên bàn thờ và tránh việc di chuyển. Không chỉ bát hương mà các vật phẩm dùng để thờ cúng trên ban thờ đều hạn chế việc xê dịch khi không cần thiết.

Nguyên nhân bởi vì là bát hương là nơi cư trú của các đấng linh thiêng. Cho nên cần yêu cầu sự thanh tịnh. Bát hương khi bị động chạm, di chuyển thường xuyên sẽ gây nên kinh động lư hương, các cụ cũng không thể toàn tâm toàn ý phù hộ cho con cháu được.

Nếu có thay bát hương, thì gia chủ cũng nên đợi đến thời điểm cuối năm. Khi thay thế, người thực hiện phải giữ cho tay sạch sẽ. Chân hương sau khi dọn dẹp cũng nên mang bỏ ra hồ, sông hoặc đem đốt hết.

Số chân hương được giữ lại thường là số lẻ. Điều này sẽ giúp gia đình tăng thêm sự may mắn, bình an, đón nhiều tài lộc và sức khỏe.

Thận trọng trong quá trình bốc bát hương mới

Việc bốc bát hương này chỉ được thực hiện trong trường hợp gia chủ mới chuyển nhà mới hoặc khi xảy ra những vấn đề không may mắn xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Đặc biệt các gia chủ cần lưu ý nắm được những quy tắc nhất định để có thể tránh phạm phải những điều đại kỵ.

Mỗi khi thực hiện việc thay bát hương, gia chủ nên nhớ cần giữ cho bát hương không bị dính “uế tạp”. Sau khi bốc xong, gia chủ phải tiến hành thắp hương, đọc kinh, nhằm giúp “an vị” cho các bát hương.

Bát hương trong nhà tuyệt đối không nên làm bằng đá

Thực tế không hiếm trường hợp bát hương được làm bằng đá. Tuy nhiên thì nó chỉ phù hợp dùng trong đình chùa hay ở miếu thôi. Còn đối với bàn thờ trong nhà, thì các gia đình tuyệt đối tránh sử dụng bát hương đá bởi vì tài lộc có thể sẽ bị mang tiêu tán hết đi, nếu có cũng không thể ở lại dài lâu với gia đình được.

Chất liệu bát hương phù hợp dùng cho bàn thờ gia tiên đó là gốm sứ. Do gốm sứ thường có tính thẩm mỹ cao và một độ bóng đẹp. Quan trọng hơn là nguyên liệu gốm có độ bền lâu dài vĩnh cửu, không bị rỉ sét hoặc tránh việc phải thay đi thay lại nhiều lần.

Không được dùng cát bỏ vào bát hương

Đầu tiên thì nhiều người nhận định rằng không nên dùng cát bỏ vào bát hương vì chúng chứa tạp chất, không sạch sẽ và đặc biệt không phù hợp với việc thờ cúng nên chỉ có thể dùng tro rơm nếp. Với thời tiết khí hậu ẩm như Việt Nam, cát cũng rất dễ bị nén, cứng gây khó khăn cho việc cắm hương cho nên dùng tro là chính xác nhất. Tuy nhiên vẫn có gia chủ sử dụng cát tùy thuộc vào từng vùng miền.

Phải thường xuyên lau chùi bàn thờ

Thêm một điều các bạn cần lưu ý đó là nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh làm sạch đồ thắp hương để không gian thờ cúng được gọn gàng, tâm linh mang nhiều tài lộc.

Hướng dẫn cách đặt bát hương lên bàn thờ

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương bạn đã nắm được thì cần biết cách đặt bát hương chính xác. Bát hương sau khi đã bốc xong nên được đặt lên bàn thờ ngay và nên thắp khoảng 1 tuần đầu vào mỗi buổi sáng. Đồng thời đốt thêm ngọn nến nhỏ hoặc dùng đèn dầu, chuẩn bị chén nước sạch sau đó khấn vái cầu mong mọi điều tốt lành. Và thực hiện thêm một lần vào buổi tối.

Nên lưu ý rằng lễ vật có hay không cũng được quan trọng là lòng thành tâm. Cũng không nhất thiết phải thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu gia chủ đặt hương vòng liên tục thì mỗi buổi sáng và tối vẫn phải thay nước thắp hương và thắp lễ một lần. Còn nếu bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương trong khoảng 21 ngày đầu tiên như trên.

Đối với các bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được thực hiện cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương.

Bát hương bàn thờ Thần linh Thổ công phải đặt ở nơi cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, tiếp đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều hay ít chẵn lẻ đều được. Quan trọng là làm sao để không khiến chúng trở nên quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Cũng không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mỗi khi thắp hương sau này.

Tất cả bà cô ông mãnh nên cho vào một bát hương. Không nên tách ra từng người một. Nhưng nếu gia chủ ưa thích thờ riêng ai thì cần có bát hương dành cho người đó.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương xong

nhung-dieu-kieng-ky-khi-boc-bat-huong-xong.jpg

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương xong

Sau khi đã thực hiện việc bốc bát hương, gia chủ sẽ tiến hành đặt ở vị trí bàn thờ sạch sẽ, không nên để dính uế tạp. Mỗi lần sắp xếp lại ban thờ gia tiên (thường vào ngày 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái đồng thời xin phép cẩn thận và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn… còn bát hương, bài vị đã định vị thì tuyệt đối không được xê dịch.

Quá trình vệ sinh bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu có pha gừng giã nhỏ lau cho sạch.

Trường hợp khi chân hương quá nhiều cần rút bớt, thường sẽ để lại 5 chân. Những chân nhang đã được nhổ bỏ cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.

Còn với bát hương bỏ đi (ví dụ bát hương của ban thờ vong) thì cần thả xuống sông suối (tốt nhất là nên đặt trên miếng xốp nổi), tránh vứt ở những nơi uế tạp. Đặc biệt người tiến hành xử lý bát hương bỏ đi không đúng sẽ có thể gặp điều không may.

Mỗi khi thực hiện việc cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước, rót nước và rót rượu (dương cầu âm), rồi sau đó thắp hương (phát sóng) và khấn cúng. Chú ý nên thắp 3 hoặc 5 nén hương bởi vì 3 và 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là phù hợp. Nếu thắp quá nhiều hương cũng sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho các vị Thần linh, Tổ tiên mà mình thỉnh cầu.

Khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không được dùng miệng thổi. Khi cắm hương thì cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau để tránh tạo ra những lớp cũ và mới phòng trường hợp bốc hoả.

Với trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng đó chính là báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến việc mồ mả, thờ cúng. Còn hoá dương là khi cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Lúc này cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn thì đừng dùng nước dập tắt tránh tình trạng “Thuỷ Hoả giao tranh”.

Nếu đang thực hiện việc cầu cúng mà hương tắt hãy cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, bị mất gốc, làm cho việc cầu cúng mất linh nghiệm. Ngoài ra cần phân biệt những trường hợp sau:

  • Hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà hoặc ban thờ
  • Hương tắt đoạn giữa là Nhân, có liên quan đến các thành viên gia đình
  • Nếu hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, ảnh hưởng đến mồ mả cùng đất cát

Gợi ý vật liệu nên dùng cho bát hương

Một trong những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương đó là lựa chọn chất liệu bát hương không phù hợp. Thông thường mẫu bát hương được làm từ hai nguyên liệu chính là: bát hương sứ và bát hương đồng. Với mỗi chất liệu sẽ mang đặc trưng và ý nghĩa riêng. Nhưng hiện nay bát hương bằng đồng đang được nhiều người lựa chọn vì đây còn là mẫu bát hương có lộc nhất với hầu hết gia chủ.

Ưu điểm của bát hương đồng đó là có bề mặt chạm tinh xảo, độ bền cao và không bao giờ bị mẻ vỡ, đồng thời càng để lâu thì màu đồng sẽ càng đẹp, càng có giá trị cổ kính. Do chúng có độ bền cao nên gia chủ không cần phải thay đổi đồ thờ nhiều lần vì nếu thay đổi đồ thờ quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới phong thủy và tâm linh làm ảnh hưởng không tốt cho gia đình. Ngoài ra các họa tiết chạm khắc thường dùng là hình rồng – phượng rất uyển chuyển, sinh động và bắt mắt.

Tổng kết

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà Dankocity chia sẻ cho các bạn mong rằng sẽ giúp ích rất nhiều đến vấn đề thờ cung mang nét tâm linh cho mỗi gia đình. Để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có thì hãy tuân theo mọi điều trên nếu muốn mọi thứ được hoàn hảo nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0354 443 444
chat-active-icon