Đô thị là gì? Các loại đô thị theo quy định của pháp luật

do-thi

Đô thị là gì? Ở mỗi quốc gia sẽ có những luật định về đô thị và thành phố khác nhau. Vậy, đô thị là gì? Việt Nam có bao nhiêu đô thị? Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến vấn đề này nhé. Cùng Dankocity theo dõi bài viết này nhé!

Khái niệm đô thị là gì?

do-thi-la-gi_opt
Khái niệm đô thị là gì?

Đô thị trong Luật pháp Việt Nam cũng có ghi rõ. Đây là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Là trung tâm hành chính kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Du lịch và dịch vụ phát triển của cả nước. Hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, trung tâm thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

👉 Xem thêm: Đất nền là gì? Điều quan trọng khi đầu tư đất nền?

Quy định về luật đô thị của nhà nước

Dựa theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP được ban hành ngày 07/05/2009 của Chính phủ. Về việc phân loại đô thị được xem xét và đánh giá dựa vào cơ sở hiện trạng. Phát triển của đô thị năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị. Hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại độ thị, cụ thể như sau:

  1. Là trung tâm chuyên ngành hay trung tâm tổng hợp cấp quốc gia. Cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc trung tâm của vùng ở trong tỉnh với vai trò thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định hoặc trên cả nước
  2. Có quy mô dân số ít nhất 4000 người
  3. Tỷ lệ dân lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%
  4. Mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm riêng của từng loại đô thị
  5. Hệ thống của công trình hạ tầng đô thị bao gồm hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội.
  6. Đối với một số khu vực nội thành. Nội thị thì cần phải được đầu tư xây dựng đồng bộ hoặc có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị.
  7. Hạn chế tối đa việc phát triển xây dựng các dự án gây ô nhiễm môi trường. Mạng lưới công trình hạ tầng ở tại các điểm dân cư nông thôn cần phải được đầu tư. Để xây dựng đồng bộ hoặc phải bảo vệ những khu vực đất đai. Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh để phục vụ cho đô thị cùng với các cảnh quan sinh thái.
  8. Kiến trúc, cảnh quan đô thị cần phải được thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đối với các khu đô thị mới thì cần phải đạt chuẩn được đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị thì cần phải đạt chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian cộng đồng phục vụ đời sống tinh thần của người dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Phân loại đô thị

Ở Việt Nam hiện nay, đô thị được phân thành 6 loại đô thị như sau:

Đô thị loại đặc biệt

Do-thi-Viet-Nam_opt
Đô thị loại đặc biệt

Với yêu cầu khắt khe và đảm bảo các tiêu chí: Thủ đô của đất nước hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, du lịch, đào tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước

Đô thị đặc biệt sẽ có quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên.
Như vậy, chúng ta có thể suy ra được Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội.

Đô thị loại I

Những tiêu chí để đánh giá cho đô thị loại I là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ hoặc liên tỉnh của cả nước

Mức quy mô dân số dành cho đô thị loại này là từ 50 vạn người trở lên; tỉ lệ người lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

do-thi-hoa_opt
Đô thị ở Việt Nam

Danh sách đô thị loại I ở Việt Nam bao gồm 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố trực thuộc tỉnh khác: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hạ Long, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Hải Dương,Bắc Ninh, Pleiku, Long Xuyên, Thành phố Thủ Đức

Đô thị loại II

Đảm bảo các tiêu chuẩn: Là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực trên khắp cả nước

Đô thị loại II có quy mô dân số từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên.

Đến ngày 31 tháng 7 năm 2020, cả nước có 31 đô thị loại II, trong đó có 30 thành phố và 1 huyện

Đô thị loại III

👉 Xem thêm: Đất thổ cư là gì? Một số quy định pháp lý về đất thổ cư

do-thi-ha-noi_opt
Phân loại đô thị

Điều kiện cho đô thị loại III như sau: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, đầu mối giao thông. Dịch vụ, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Giữ vai trò thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh thành hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên, tỉ lệ người lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên. Đến năm 2020, cả nước có 48 đô thị loại III, bao gồm 29 thành phố và 19 thị xã.

Đô thị loại IV

Đây là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật. Đầu mối giao thông, dịch vụ, giao lưu trong tỉnh. Có vai trò thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh thành quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên. Tỉ lệ người lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh. Mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 trở lên.

Hiện cả nước có 86 đô thị loại IV, bao gồm 32 thị xã, 2 huyện (với 4 thị trấn và 19 xã) và 54 thị trấn.

Đô thị loại V

Đảm bảo các tiêu chí như: Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ. Đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã. Có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc về đô thị là gì cũng như các loại đô thị hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại kiến thức cho các bạn. Mời các bạn theo dõi những bài viết tiếp theo của Dankocity nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0354 443 444
chat-active-icon