Nhập trạch là một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết trong mỗi gia đình khi di chuyển đến nơi ở mới. Và điều mà mọi người cần quan tâm đó là việc nhập trạch chưa có bát hương có được hay không? Tất cả sẽ được Dankocity giải đáp chi tiết và hướng dẫn cách thực hiện cụ thể cho các bạn trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu nhập trạch là gì?
Tìm hiểu nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một nghi thức quan trọng và cần thiết nhằm bày tỏ tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh hoặc ông bà tổ tiên trong gia đình trước khi thực hiện việc chuyển vào một nơi ở mới.
Nên nhập trạch ngày nào tốt nhất?
Mục đích của việc lựa chọn ngày đẹp để chuyển đến nhà ở mới để cầu mong gặp được nhiều điều may mắn. Khi mọi việc đều suôn sẻ thuận lợi thì cuộc sống về sau cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Thông thường sẽ có 3 cách để chọn ngày và giờ làm lễ nhập trạch: chọn theo hướng nhà – chọn theo tuổi của chủ nhà và cách chọn theo giờ hoàng đạo.
Lưu ý rằng nếu áp dụng cả 3 cách này để lựa chọn một ngày tốt là vô cùng khó khăn. Bỏi vì có trường hợp ngày hoàng đạo thì không hợp với thiên can địa chi và ngược lại, hoặc có khi hợp thiên can địa chi nhưng lại không hợp với hướng nhà… Cho nên nếu muốn xem ngày tốt xấu để làm lễ nhập trạch, gia chủ chỉ cần tránh những ngày xấu cố định trong năm như: Dương công kỵ nhật, Tam nương, Sát chủ cùng những tháng cần kiêng là tháng 3, tháng 7 âm lịch (vì cả hai tháng này có tiết Thanh minh và Vu lan báo hiếu, chúng là những tiết có liên quan đến người chết). Tiếp theo thì các gia chủ sẽ chọn lấy một trong các phương pháp nêu trên để lựa chọn ngày giờ đẹp.
- Ngày Tam nương: bao gồm các ngày: 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng
- Ngày Thọ tử: chính là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
- Ngày Dương công kỵ nhật: theo học giả Phan Kế Bính thì trong sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch gồm có: ngày 13 tháng Giêng, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 thêm ngày 19 tháng Chạp
Thời gian vào nhà mới thường phải là vào buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt trời lặn, tuyệt đối tránh dọn đồ đến nhà mới vào buổi tối. Và nên trong khoảng thời gian từ mùng 1 đến hôm rằm, không nên về nhà mới vào thời điểm cuối tháng.
Hướng dẫn bày mâm đồ cúng nhập trạch chưa có bát hương
Đặc biệt mâm cúng nhập trạch thường sẽ phải chuẩn bị các lễ vật đó là: ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia chúng làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay đơn giản. Nhưng hãy nên nhớ một điều quan trọng đó là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của bản thân.
- Mâm ngũ quả: Thông thường lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon phù hợp theo mùa, có ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, tuy nhiên cần đảm bảo mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt nhất
- Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước
- Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn
- Nếu là mâm cỗ mặn thì phải chuẩn bị gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo cùng các món mặn khác
- Với mâm cơm chay thì có thể chuẩn bị: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè và bánh kẹo…
- Ngoài ra mâm cơm dùng để cúng nhập trạch còn có thể bổ sung thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc
Các cách cúng nhập trạch chưa có bát hương về nhà mới
Các cách cúng nhập trạch chưa có bát hương về nhà mới
Để giúp bạn hoàn thành được việc thờ cúng một cách chính xác và đầy đủ nhất thì bạn cần nắm được cách dưới đây để không phạm bất kỳ lỗi nào trong quá trình thực hiện.
- Đầu tiên trong quá trình làm lễ nhập trạch bạn cần thực hiện đó là đốt lò than và đặt ngay vị trí của cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian tốt nhất thì bạn có thể đến nhà mới rồi mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới
- Khi xe chuyển nhà tới thì bạn hãy bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn và chuẩn bị sẵn sàng các đồ đạc để tiến hành thủ tục cúng chuyển vào nhà mới
- Chủ nhà (thường sẽ là người nam trụ cột trong gia đình) bước qua lò than và đi vào nhà trước tiên (trong đó bước chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên
- Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu hoặc bếp nấu và các đồ vật may mắn, lưu ý rằng không ai được đi tay không
- Tiếp theo điều nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả các điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà
- Khi đó các thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn, chuẩn chỉnh. Một số thành viên khác sẽ bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi với gia chủ
- Sau đó một người đại diện thực hiện việc thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm chỉnh
- Sau khi đọc xong bài văn khấn, trong thời gian chờ cho nhang tàn, gia chủ sẽ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi trong khoảng từ 5-7 phút trước khi pha. Trà được dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước này có ý nghĩa cho việc khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới
- Tiến hành việc hóa tiền vàng, sau khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro. Bạn nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu tượng cho sự no đủ của gia đình
- Lúc này lễ khấn nhập trạch coi như đã được hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ này vào nhà và sắp xếp lại theo ý muốn của mình
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch chưa có bát hương
-
Bạn cần lưu ý vấn đề an toàn khi đốt tiền vàng mã. Tránh mua nhiều tiền vàng gây lãng phí đồng thời làm ô nhiễm môi trường, thậm chí dễ gây cháy nổ
-
Có nhiều trường hợp khi thực hiện việc nhập trạch để chọn ra ngày đẹp mà chưa chuyển về ở luôn thì có thể thực hiện chuyển bàn thờ về trước và nghỉ lại một đêm nhưng tránh ngủ trưa vì đây được coi là biểu hiện lười biếng. Đặc biệt vẫn cần chú ý việc nhang khói thường xuyên sau khi đã hoàn thành lễ nhập trạch
-
Khi khấn bái thì cũng cần sắp xếp theo trình tự nhất định từ thần linh tới gia tiên. Tránh đảo lộn thứ tự hoặc gộp chúng lại, điều này được cho là thể hiện sự bất kính với các bề trên
-
Ngoài ra khi hạ lễ cần bái tạ để thể hiện lòng biết ơn với thần linh, gia tiên và cầu mong sự phù hộ độ trì
-
Thêm nữa nên tránh để phụ nữ mang thai dọn nhà hoặc phụ việc dọn dẹp
Giải đáp nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?
Giải đáp nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?
Như đã trình bày ở bên trên thì việc nhập trạch là lễ cúng khi dọn vào nhà ở, chứ không phải là ngày nhận được nhà hoặc căn hộ mới mà chưa có đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho việc sinh sống. Do vậy, khi quyết định có người ở thường xuyên thì hãy làm lễ nhập trạch, không nên làm lễ nhập trạch trước rồi mới bốc bát hương sau.
Việc nhập trạch có cần bàn thờ không?
Bàn thờ được biết đến là vật dụng giúp cho sự kết nối giữa gia chủ với thần linh, thổ công tại nơi ở đó. Khi dọn về nhà mới, nếu không có bàn thờ ông bà tổ tiên thì ít nhất gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một bàn thờ Thần tài – Thổ công và trang bị các đồ vật sau đây:
- Bàn thờ Thần tài – Thổ địa
- Bát hương (hoặc bát nhang)
- Chóe thờ
- Đèn dầu hoặc chân cây nến
- Lọ hoa tươi
Nhập trạch nhà chung cư thì cần làm thế nào?
Nhập trạch chưa có bát hương ở chung cư cũng làm tương tự như nhà đất bình thường. Tất cả đều được áp dụng theo các trình tự ở phía trên, tuy nhiên đặc thù của nhà chung cư thường nhỏ và có sử dụng lối đi hành lang chung. Đặc biệt bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp sao cho không làm ảnh hưởng đến “hàng xóm” xung quanh.
Tổng kết
Chúng tôi mong rằng những chia sẻ về việc nhập trạch chưa có bát hương này sẽ giúp các bạn có thể nhìn nhận và thực hiện được chính xác nhất. Vì theo phong thủy nhà ở lễ nhập trạch là rất quan trọng mà gia chủ nào cũng cần quan tâm và tìm hiểu thật kỹ nếu mong muốn mang lại nhiều sự bình an, may mắn và tài lộc cho các thành viên trong gia đình bạn. Chúc các bạn sức khỏe và may mắn trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị làm lễ nhập trạch thật chú đáo và hoàn thiện nhất.