Shophouse là gì? Ưu thế của shophouse so với loại hình khác

shophouse-la-gi-1_opt

Bạn là người kinh doanh và cần thuê mặt bằng, tuy nhiên bạn thường đau đầu về những việc liên quan đến mua/thuê nhà làm nơi buôn bán. Vậy bạn đừng bỏ qua về loại hình sản phẩm shophouse đang gây sốt thị trường bất động sản. Shophouse là gì? Nó có những ưu thế nào? Hãy cùng dankocity tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Shophouse là gì?

Một trong những cơn sốt cho mô hình nhà ở hiện đại khiến cư dân kinh doanh thích thú vì sự thuận tiện của nó – shophouse.
Được gọi với cái tên khác là nhà phố thương mại, shophouse là một loại hình nhà ở có sự kết hợp hai mục đích là kinh doanh và sinh sống. Vì vậy, những ngôi nhà này yêu cầu thiết kế rất thông minh, đa năng để tối ưu hóa công năng sử dụng cho chủ sở hữu, vừa có thể kinh doanh vừa có thể ở và cũng có thể cho thuê (shophouse for rent) để sinh lời.

👉 Xem thêm: Penthouse là gì? Có nên lựa chọn căn hộ penthouse không?

shophouse-la-gi_opt
Shophouse là gì?

Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về không gian, vị trí và thường chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn. Những nơi có khu dân cư đông đúc sầm uất, rất thuận tiện cho việc kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn không cần đắn đo quá nhiều khi thuê mặt bằng kinh doanh đắt đỏ. Shophouse được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.

Các bạn có thể tham khảo thêm shophouse của dự án Danko city được tích hợp đầy đủ các tiện ích như trung tâm mua sắm, thương mại. Quảng trường rộng nhất Thái Nguyên, kết hợp với công viên Hồ mắt rồng cùng với bến du thuyền Monaco. Thu hút khách đầu tư tới thăm quan dự án.

Ưu thế vượt trội của mô hình shophouse

Tiết kiệm chi phí

Một ưu điểm không thể không thừa nhận là shophouse tiết kiệm cho người ở khá nhiều chi phí khi tích hợp được 2 chức năng vừa để ở, vừa để kinh doanh. Bạn không cần mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh và lo lắng về tiền thuê/mua nhà thì chỉ cần chọn shophouse ưng ý. Nó sẽ có từ 2 tầng trở lên, tầng trệt được xây dựng và thiết kế phục vụ cho kinh doanh, từ tầng 2 trở lên được thiết kế để các thành viên có thể sinh hoạt thoải mái.

Vị trí đắc địa

Vì yêu cầu về mặt tiền kinh doanh nên shophouse thường chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn. Những nơi có khu dân cư đông đúc, thuận tiện cho việc mua bán các mặt hàng từ các khách hàng tiềm năng từ chính nơi mình ở.

shophouse_opt
Ưu thế vượt trội của mô hình shophouse

Số lượng giới hạn

Theo thống kê trong các dự án bất động sản, số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ. Hoặc cao hơn khoảng 5% với các dự án lớn hơn như khu đô thị. Lý do cũng khá đơn giản bởi tính chất phục vụ chính cư dân dự án. Nên số lượng shophouse sẽ ít hơn so với các loại hình khác như biệt thự hay liền kề.

Thuận tiện di chuyển

Nếu chỉ là nhà ở thì bạn chỉ cần chú ý đến việc thuận tiện di chuyển cho thành viên trong gia đình. Nhưng khi kinh doanh thì việc này cần chú ý hơn bởi việc mua bán, cung ứng thì đây là vấn đề quan trọng nhất. Việc thuận tiện di chuyển cũng tạo điều kiện tiếp khách hàng, tăng doanh thu của cửa hàng.

Thanh khoản tốt

Từ những yếu tố thuận lợi trên, cũng như số lượng ít mà việc mua bán. Cho thuê shophouse là điều dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản hoặc đầu tư sinh lời cao.

Hạn chế của shophouse

Giá thành cao hơn các mô hình cùng loại

Từ thuận lợi về vị trí và các tiện ích, nhưng với sự khan hiếm trong cung – ứng. Thì việc giá thành các căn shophouse lên cao hơn so với các loại hình bất động sản khác như biệt thự, liền kề.

khai-niem-shophouse_opt
Hạn chế của shophouse

Phụ thuộc vào cộng đồng

Một yếu tố quan trọng thể kinh doanh phát triển chính là nguồn khách hàng tiềm năng. Liên quan đến số lượng cư dân sinh sống tại khu đô thị đó. Vì vậy, với những dự án đông dân cư sẽ đem lại khả năng sinh lời cao hơn.

Thời gian sở hữu ngắn

Loại hình shophouse sẽ được cấp sổ đỏ giới hạn trong vòng 50 – 70 năm theo chính sách của từng địa phương kinh doanh. Nên khi bạn đầu tư hoặc mua/thuê shophouse cần chú ý nhé.

Sự khác nhau giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự liền kề

Liền kề, biệt thự là những ngôi nhà, những căn biệt thự được xây dựng liền kề nhau. Có thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc, không có khoảng trống hay sân vườn ngăn cách nhà – nhà. Vì vậy, các loại hình này có những điểm tương đồng và sự khác biệt như sau:

Vị trí và thiết kế

Shophouse và biệt thự liền kề được xây dựng tại các khu đô thị, nằm kế các tuyến đường lớn trong khu. Nên thiết kế các loại hình có cấu trúc tương tự nhau. Các căn liền kề được tối ưu thiết kế cho sinh hoạt gia đình, còn shophouse lại được cân bằng cho cả hai

Nhà phố lại khác hơn rất nhiều, vị trí kiến trúc không bị ràng buộc bởi các thiết kế cố định. Bạn chỉ chú ý đến việc đảm bảo xây nhà đúng với giấy phép quy định mà thôi.

👉 Xem thêm: Căn hộ dịch vụ là gì? Có nên mua căn hộ dịch vụ đầu tư không

tong-quan-shophouse_opt
Sự khác nhau giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự liền kề

Mục đích sử dụng

Căn hộ shophouse thường sẽ phục vụ cho thương mại hoặc cho thuê. Có thể kết hợp để ở nhưng phải đáp ứng điều kiện phù hợp quy hoạch đô thị nên bị hạn chế nhiều về lĩnh vực kinh doanh. Nhưng loại hình này lại không phù hợp với việc mở văn phòng, khách sạn.
Nhà mặt phố hay biệt thự liền kề cũng có mục đích để ở, kinh doanh. Và có thể điều chỉnh công năng để trở thành trụ sở văn phòng, cơ sở đào tạo.

Mục tiêu khách hàng tiềm năng của shophouse

Shophouse là loại hình tương đối kén khách đầu tư vì sản phẩm hướng tới cộng động trong khu dân cư đông. Vì vậy, tiềm năng phát triển của sản phẩm phụ thuộc vào việc xây dựng, quy hoạch dự án khá nhiều. Ngoài ra, còn phụ thuôc vào mặt đường rộng. Đông người đi lại để có thể tiếp cận được khách hàng nhanh nhất.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về shophouse là gì. Những ưu thế của mô hình này đã giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn. Mời các bạn theo dõi các bài viết tiếp theo của Dankocity

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0354 443 444
chat-active-icon