Từ ngàn xưa, cây Tùng được mọi người biết đến như một loại cây có sức sống mãnh liệt cực kỳ cao. Sống trong môi trường khắc nghiệt đầy sương gió nhưng tùng vẫn sống hùng dũng, hiên ngang. Bởi vậy mà cây Tùng được mệnh danh là Chúa Trùm Thảo Mộc. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn hãy cùng Dankocity tìm hiểu về ý nghĩa của cây Tùng trong phong thủy là gì nhé!
Ý nghĩa nổi bật của cây Tùng trong phong thủy
👉 Xem thêm: Sinh khí là gì? Cách xác định hướng sinh khí cho nhà ở
Nhắc đến Tùng, người ta nhớ đến loài cây thân gỗ chắc nịch và tán lá vây tròn các cành cây rất đẹp. Cây tùng thuộc họ thông, có khả năng chịu được bất kì sự khắc nghiệt của môi trường mà vẫn khỏe mạnh và phát triển. Trong phong thủy, loài cây này được xếp trong top những loại cây cảnh phong thủy. Được nhiều người yêu thích bởi nó thể hiện bản lĩnh kiên cường. Ý nghĩa trường thọ và mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Đặc điểm nhận biết cây Tùng trong phong thủy
Là một hình ảnh cho sự thương nhớ
Nhiều gia đình trồng cây Tùng bên phần mộ những người thân yêu sẽ thể hiện ý nghĩa hiên ngang. Trường tồn mà còn thể hiện sự thương nhớ đối với tổ tiên, ông bà. Loại cây này gợi đến sự thương nhớ tới người đã trở về với đất mẹ. Đây chính là cầu nối thể hiện sự gắn kết giữa 2 cõi âm và dương thế.
Đại diện cho danh vọng và công đức của tổ tiên
Theo dân gian, loài cây này là âm mộc, khi người thân mất đi, người trong gia đình thường trồng Tùng bách. Mang ý nghĩa “bách thụ” tức là hưởng phúc đức được tổ tiên phù hộ. Đồng thời trồng Bách thụ trên mộ tổ cũng tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên để lại. Luôn phù hộ con cháu công danh lợi lộc.
Là cây tượng trưng cho nhân phẩm quân tử
Không phải ngẫu nhiên mà từ thời Nho giáo. Cây Tùng được chọn là một trong 4 loại cây biểu tượng đức tính của con người (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Trong văn thơ, tùng là loại cây được ví von nhiều với khí chất bản lĩnh của người quân tử. Với đặc điểm về sự vươn lên thẳng tắp, bất chấp mọi sự khắc khổ của thời tiết. Dù có bão tuyết, gió sương cây cũng không hề đổ gãy. Sẽ liên tưởng đến ý chí kiên cường, bất khuất trước mọi sóng gió của một đấng nam nhi. Vẻ đẹp xanh tốt của cây còn đem tới ý tưởng cao quý lại hóa đạo lộ.
Một loại cây linh thiêng
Các nhà phong thủy cho rằng, Tùng là một loại có ý nghĩa rất tâm linh. Cây tùng có hình dạng giống nhiều con vật, người xưa quan niệm ăn được quả tùng sẽ “trường sinh bất lão”. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian người ta còn cho rằng cây tùng còn có khả năng trừ tà. Nguyên nhân là do tất cả hồn ma đều sợ cây tùng nên sẽ đem lại sự may mắn, bình an. Trường thọ cho gia chủ khi trong vườn hoặc trong nhà có cây tùng.
Đặc điểm của mỗi loại cây Tùng trong phong thủy nội thất
Cây Tùng Bách Tán điểm nhấn phong thủy nội thất
Cây Tùng Bách Tán được nhân gian gọi là cây Vương Tùng, cây Tùng bách. Khi hoàn thiện thiết kế biệt thự, nhiều gia chủ lựa chọn cây Tùng Bách Tán làm cây trang trí khuôn viên ngoại thất. Vì vẻ đẹp cứng cỏi và hiên ngang, ngày nay người ta cũng có thể lựa chọn cây tùng bách trồng trong chậu đặt ở phòng khách. Để làm cây cảnh giúp gia chủ hút tiền tài lộc rất tốt.
Cây dễ trồng, ít sâu bọ, khi trưởng thành cao khoảng 15 – 25m. Ngoài ra, cây Tùng bách tán là cây thân gỗ quý lâu năm, có thể sử dụng vào đồ vật trang trí bằng gỗ. Mang ý nghĩa phong thủy đem lại nhiều may mắn, xua đuổi tà khí mang lại không gian sống yên bình cho chủ nhân. Và mọi người trong gia đình.
Cây Tùng Thơm trong nội thất phong thủy
Một loại khác của tùng là tùng thơm, nó còn được gọi với nhiều tên khác như tùng hương hay tùng chanh. Được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy trong nhà. Cây có được bắt nguồn từ châu Mỹ và có mùi thơm trầm ấm dễ chịu khiến bạn rất thư giãn. Khi đặt trên bàn học, bàn làm việc, mùi thơm sẽ xua đuổi các loại côn trùng.
Cây Tùng Bồng Lai điểm nhấn phong thủy nội thất
Khá nhiều gia chủ săn đón và lựa chọn cây Tùng Bồng Lai hoàn thiện nội thất biệt thự sang trọng. Một phần vì nó là loại cây cảnh quý hiếm, không chỉ có giá trị về giải tỏa căng thẳng. Mà giá trị phong thủy của tùng bồng lai còn mang đến sức khỏe, tài lộc và sự hanh thông trong công việc. Tuy hình dáng nhỏ nhắn nhưng những mặt lợi ích về phong thủy cây tùng này mang lại rất tốt và giúp ích nhiều cho chủ nhân.
Loại cây Tùng Bồng Lai thường được đặt ở những nơi quan trọng như phòng khách khu biệt thự hoặc trên bàn làm việc, trong phòng họp. Đặc biệt, đây là cây phong thủy phù hợp với người tuổi Thân giúp họ làm ăn phát đạt và có quý nhân phù trợ.
Cách trồng và chăm sóc tốt cho cây Tùng
Cây Tùng là loài cây quý có linh khí rất tốt trong dân gian bởi chúng có thể sống hàng trăm năm. Xua đuổi tà khí và đem lại sự trường thọ cho tất cả thành viên trong gia đình. Do vậy, khi trồng cây cần chăm sóc kỹ càng để mang đến sự giàu sang, may mắn cho gia chủ.
Cách nhân giống và trồng cây Tùng
Ở Việt Nam, phương pháp nhân giống cây tùng chủ yếu dựa vào chiết cành hoặc giâm cành. Trong các nhà vườn, tùng được giâm sẽ có chiều cao từ 15cm trở lên. Tuy tùng không kén đất, nhưng khi đã chọn làm cây cảnh cần chú ý chăm sóc. Đất bạn có thể lựa chọn loại đất thịt pha cát để chậu dễ thoát nước.
Nếu trồng ngoài trời, người chơi tùng nên chú ý trồng cây ở hướng Nam. Sẽ giúp gia chủ luôn có được nhiều điều tốt trong cuộc sống. Luôn nhiều sức khỏe, mọi sự hanh thông, thành công trong cuộc sống.
👉 Xem thêm: Lợi ích và ý nghĩa của cây ngũ gia bì trong phong thủy
Những lưu ý khi chuyển cho cây Tùng:
- Thời điểm di chuyển cây tốt nhất là vào mùa xuân.
- Tránh làm vỡ bầu đất hoặc xước bộ rễ cây khi đánh bầu.
- Trước khi chuyển chậu, đưa cây ở nơi thoáng mát ít nhất nửa ngày.
- Trong 7 ngày đầu tiên không đưa cây ra chỗ nắng.
- Cần tưới hàng ngày đủ nước, chú ý tránh ngập úng.
- Sau 4 tháng mới có thể bón phân, hạn chế bón phân sớm để tránh cây bị ngộ độc.
Cách chăm sóc cây Tùng
Cây Tùng bạn không cần phải bón phân quá nhiều. Chỉ cần tưới đủ nước để đất luôn đạt đủ độ ẩm và chú ý đến một số loại bệnh sau:
- Cây tùng bị rệp trắng: bệnh này thường gặp ở Tùng La Hán. Rệp sẽ ăn hết ngọn non của cây, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngọn và cành cây. Để phòng tránh bệnh rệp trắng, bạn nên phun thuốc diệt rệp đều lên cây khoảng 2 lần cách nhau 2 tháng.
- Cây Tùng bị đen lá: Là cây ưa ánh sáng nên nếu để cây ở nơi thiếu nắng sẽ bị đen lá. Trường hợp này bạn có thể chuyển cây ra chỗ sáng và bón thêm phân cho cây.
- Tùng bị mốc trắng rễ: Những cây Tùng thiếu ánh sáng cũng dễ bị bệnh mốc trắng dễ. Còn có nguyên nhân khác là do đất không sạch và bị lây từ cây khác sang. Vậy bạn hãy sử dụng thuốc diệt nấm và bắt đầu tiến hành cạo mốc trắng ở thân và duy trì cho đến khi cây hết tình trạng này nhé!
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa cây tùng trong phong thủy. Cách chăm sóc Tùng để sử dụng làm cây cảnh phong thủy đẹp cho gia đình bạn. Mời các bạn theo dõi những bài viết tiếp theo của dankocity!