Những quy định về luật nhà ở mới nhất 2021 cần phải biết

luat-nha-o

Từ năm 2021 luật nhà ở mới nhất sẽ có nhiều thay đổi về các điều luật như luật cư trú, bỏ sổ hộ khẩu… bên cạnh việc giá nhà đất ngày một tăng. Vì vậy, dù bạn là người kinh doanh bất động sản hay đơn giản chỉ là người có nhu cầu mua nhà để xây dựng nơi an cư lập nghiệp nên nắm bắt về luật nhà ở mới nhất. Dưới đây là tổng hợp về Luật nhà ở mới nhất mà chúng tôi thu thập được. Hãy cùng dankocity tham khảo bài viết này nhé!

Luật nhà ở 2021

luat-nha-o-moi-nhat_opt
Luật nhà ở 2021

Đất nước nào cũng có cơ quan điều hành và sử dụng luật để quản lý và xây dựng quy củ cho mỗi người dân trong đời sống xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế. Một trong đó là lĩnh vực nhà ở, Việt Nam đã xây dựng bộ luật nhà ở năm 2021 để quy định về các vấn đề liên quan tới nhà ở.

Bộ luật sẽ chỉ rõ về việc sở hữu, sử dụng, mua bán. Xây dựng nhà ở đối với các cá nhân. Hộ gia đình tới các đơn vị tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó sẽ chỉ ra việc thống nhất quản lý của các cơ quan nhà nước về nhà ở trên toàn quốc.

👉 Xem thêm: Thông tin bỏ sổ hộ khẩu có chính xác không? Quy định mới!

Quy định trong luật nhà ở 2021

Quy định chung của luật nhà ở mới nhất

Luật nhà ở đã ban hành vào năm 2009 và được sửa đổi. Bổ sung thêm vào năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, hiện nay các điều luật vẫn được sử dụng. Luật nhà ở mới nhất chính là bộ luật quy định về các vấn đề liên quan tới pháp luật nhà ở áp dụng mới nhất hiện nay. Phần nào sẽ bổ sung hoặc thay thế cho những bộ luật đã được ban hành trước đó.

luat-nha-o-1_opt
Quy định trong luật nhà ở 2021

Văn bản hướng dẫn thi hành Luật năm 2021

Cơ quan Nhà nước ngoài ban hành bộ luật Nhà ở 2014 còn ban hành theo các văn bản hướng dẫn thi hành để giúp người dân hiểu rõ và áp dụng cụ thể, thực hiện điều luật một cách đúng nhất. Ngoài ra sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý đúng và thống nhất theo quy định chung trong Luật Nhà ở 2014.

Dưới đây là 2 nghị định và thông tư mà nhà nước đã ban hành để hướng dẫn thi hành luật nhà ở mới nhất:

– Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 15/5/2019.

– Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn các Luật Nhà ở.

Những quy định khác cần nắm được

Nếu như bạn là người kinh doanh nhà ở. Cần nắm rõ về những quy định về chiến lược, chính sách phát tiển, quyền sở hữu… liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể:

– Các quy định về chính sách, phát triển chiến lược nhà ở. Quyết định 76/2004/QĐ-TTg, quyết định 2127/QĐ-TTg, nghị định 117/2015/NĐ-CP, thông tư 27/2016/TT-BXD, …

– Thủ tục hành chính liên quan đến luật nhà ở. Quyết định 29/2006/QĐ-BXD và thông tư 08/2016/TT-BXD,…

– Xử lý hành chính các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực nhà ở. Nghị định 26/2013/NĐ-CP, nghị định 139/2017/NĐ-CP và nghị định 91/2019/NĐ-CP,…

luat-nha-o-2_opt
Một số quy định khác cần nắm được

– Quy định đúng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tài sản thế chấp là nhà ở: thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, thông tư 07/2019/TT-BTP,…

– Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình: Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Nghị định 59/2015/NĐ-CP và thông tư 26/2016/TT-BXD,…

– Quy định về chiến lược phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Quyết định 370/QĐ-TTg và quyết định 18/2018/QĐ-TTg,…

– Quy định về lệ phí trước bạ, bảng giá cho thuê nhà ở. Nghị định 20/2019/NĐ-CP cùng quyết định 17/2008/QĐ-TTg,…

Những điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản Luật nhà ở mới nhất 2021

Nếu những điều luật trên khiến bạn hơi nản lòng vì quá dài để đọc. Và hiểu thì hãy nắm những điều cơ bản dưới đây để khiến việc hiểu và thi hành điều luật trở nên dễ dàng nhé!

Nắm phạm vi điều chỉnh

Khi tìm hiểu một văn bản pháp luật bất kỳ, bạn đừng vội tìm đọc những nội dung điều luật. Quy định bên trong ngay mà hãy xem phạm vi điều chỉnh của chúng, thường có tại điều 1 của các văn bản.

Cụ thể: Luật Nhà ở 2014, phạm vi điều chỉnh là:

– Quy định về phát triển, sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở.

– Giao dịch về nhà ở.

– Quản lý Nhà nước làm đúng pháp luật về nhà ở tại Việt Nam.

– Đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê, mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp. Hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Từ đó, bạn dễ dàng biết được điều mình cần tìm có nằm trong bộ luật này hay không.

👉 Xem thêm: Nhà ở xã hội là gì? Ai có thể sở hữu được nhà ở xã hội?

luat-nha-o-3_opt
Những điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản Luật nhà ở mới nhất 2021

Đối tượng áp dụng

Trong mọi điều luật đều phải chỉ rõ đối tượng áp dụng. Chính là các chủ thể sẽ chịu sự điều chỉnh hoặc không điều chỉnh trong văn bản pháp luật đó.

Phạm vi áp dụng của Luật Nhà ở 2014 là từ các cá nhân, hộ gia đình đến các tổ chức có sở hữu. Trong văn bản các điều luật không có điều mục ngoại lệ. Nên chúng ta có thể hiểu về điều luật này được áp dụng rộng rất nhiều so với các điều luật khác.

Điều khoản chuyển tiếp

Nắm được điều khoản chuyển tiếp sẽ giúp bạn áp dụng luật một cách chính xác. Điều khoản chuyển tiếp chính là một nội dung rất quan trọng trong Luật Nhà ở năm 2014. Chúng ta sẽ thấy những thông tin bổ ích trong điều 182:

“Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thì sẽ không phải thực hiện phê duyệt lại theo quy định của Luật này. Trừ trường hợp thuộc đối tượng phải điều chỉnh lại nội dung của dự án do Nhà nước điều chỉnh lại quy hoạch đã phê duyệt. Hoặc trường hợp phải dành diện tích đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cho mục đích xây dựng nhà ở xã hội. Hoặc phải dành diện tích nhà ở xã hội để cho thuê theo đúng quy định của Luật này….”

Trên đây là những điều về luật nhà ở mới nhất. Chúc bạn nắm rõ các điều luật và có những quyết định đầu tư đúng đắn. Mời các bạn theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể mở rộng được kiến thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0354 443 444
chat-active-icon