Trong cuộc sống, sẽ có những giai đoạn bạn muốn khởi nghiệp nhưng lại gặp khó khăn mà bạn cần một số tiền nhưng chưa có tài sản thế chấp. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và tham khảo một hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến và hiệu quả – Vay tín chấp. Trong bài viết này dankocity sẽ giải thích chi tiết với bạn xoay quanh việc vay tín chấp là gì để các bạn có thể nắm chắc được kiến thức và tận dụng tối ưu cho hình thức này nhé!
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp không có khái niệm trong các văn bản pháp luật hiện hành mà chỉ cách nói thông thường. Có thể hiểu, vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh. Thay vào đó, đơn vị cho vay tín chấp sẽ dựa vào uy tín cá nhân của người vay. Và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức, thời gian vay.
👉 Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng mới nhất 2021
Lợi ích của vay tín chấp
– Thủ tục vay cực đơn giản, nhanh gọn, không cần tài sản thế chấp.
– Thời gian duyệt hồ sơ nhanh, dễ dàng được giải ngân.
– Phía cho vay sẽ không tìm hiểu hoặc yêu cầu khách hàng trình bày mục đích vay vốn của mình.
– Số tiền được vay từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng, thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng, thích hợp cho nhu cầu vay tiêu dùng hoặc đầu tư nhỏ.
Quy trình vay tín chấp là gì
Khi bạn muốn vay tín chấp, cần chú ý các điều kiện và quy trình vay tín chấp sau:
Điều kiện vay tín chấp là gì?
– Người vay có đủ độ tuổi từ 22 – 60 tuổi.
– Có hộ khẩu, giấy tạm trú tại cùng nơi với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay hoạt động.
– Cần có thu nhập ổn định để đủ khả năng trả nợ cho bên cho vay
– Người vay tín chấp hiện không có nợ xấu tại ở ngân hàng hoặc đơn vị cho vay tín dụng.
– Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực sử dụng.
– Đối với một số ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng gửi bảng kê thu nhập mức lương hành tháng của nơi làm việc hiện tại và thời gian làm việc từ 1 năm trở lên.
Quy trình cho vay tín chấp
Quy trình cho vay tín chấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Bên cho vay tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp
Sau khi ngân hàng hoặc công ty tài chính xác nhận người vay đáp ứng đủ điều kiện vay, khách hàng cần thực hiện bộ hồ sơ vay theo mẫu. Nhân viên tư vấn tài chính sẽ tư vấn gói phù hợp và yêu cầu giấy tờ cần thiết.
Bước 2: Thẩm định đơn xin vay
Sau khi nhận hồ sơ, nhân viên tài chính sẽ kiểm tra lại các hồ sơ, giấy tờ để xác minh độ chính xác và trung thực của tờ khai.
Bước 3: Xét duyệt khoản vay tín chấp
Nhân viên giao hồ sơ cho Giám đốc chi nhánh ngân hàng/giám đốc công ty tài chính quyết định. Thời gian chờ xét duyệt thường là từ 1 – 3 ngày
Bước 4: Ký hợp đồng và giải ngân
Khi được duyệt cho vay, nhân viên liên hệ khách hàng và tiến hành để ký hợp đồng
Bước 5: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới
Khách hàng sẽ trích một khoản từ tiền lương để trả nợ đơn vị cho vay hàng tháng theo hợp đồng
Các nhóm vay tín chấp được chia thành mấy loại
Vay tín chấp về cơ bản được phân ra thành 2 nhóm sau đây:
Vay tín chấp dành cho cá nhân
Đây là khoản vay dành cho các cá nhân với mục đích tiêu dùng như mua nhà. Mua xe, trang trí lại nhà cửa, sắm vật dụng gia đình, làm đám cưới, đi du lịch, chữa bệnh…
Vay tín chấp các gói ưu đãi dành cho doanh nghiệp
Đây là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động. Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tư… Cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Điều kiện để vay tín chấp
Để có thể dễ dàng vay tín chấp, bạn cần chú ý những điều kiện vay như sau:
– Thu nhập cố định và ổn định. Tùy vào các ngân hàng sẽ có các yêu cầu về mức thu nhập hàng tháng. Bạn sẽ phải nộp bản sao kê chứng thực mức lương này để ngân hàng xác định đánh giá khả năng chi trả của bạn.
– Lịch sử tín dụng: Tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ tra cứu được điểm tín dụng để quyết định có cho vay hay không thông qua CIC. Vì vậy, bạn cần có thói quen sử dụng tài chính đúng đắn để tránh bị đánh giá điểm tín dụng xấu
– Uy tín của khách hàng. Địa vị, chức vụ, vị trí của khách hàng trong công ty, địa vị xã hội…
– Một số điều kiện căn bản khác như. Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại ngân hàng cho bạn vay tiền.
Lãi suất khi vay tín chấp
Vì vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo nên khi vay tín chấp thường sẽ có lãi suất cao hơn so với vay theo hình thức thế chấp. Và chỉ được áp dung với các khoản vay vừa và nhỏ. Lãi suất cho vay tín chấp, dựa trên cơ sở thỏa thuận của 2 bên nên không có khung quy định chi tiết. Tuy nhiên, trong Luật Các tổ chức tín dụng sẽ có sự điều chỉnh về hoạt động này.
Dựa vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, các tổ chức, công ty tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn của thị trường. Nhu cầu vay vốn và mức độ uy tín của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Nông thôn thực hiện phương án kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Phục vụ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
👉 Xem thêm: Có nên mua chung cư trả góp không? Một số kinh nghiệm cần biết
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho khách vay tiêu dùng. Áp dụng thống một cách nhất trên toàn hệ thống trong từng thời kỳ. Trong đó, bao gồm cả về mức lãi suất cho vay cao nhất. Mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho người vay mua sắm hàng tiêu dùng.
Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện vay tín chấp. Bạn có thể tham khảo những ngân hàng cho vay tín chấp như Sacombank, TPBank VPBank, VIB, ACB, Vietcombank,… hay vài tổ chức tài chính như FE Credit, Home Credit… để có sự lựa chọn hợp lý khi vay.
Tuy nhiên, vay tín chấp ngân hàng sẽ có lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản. Thông tin minh bạch và an toàn hơn, tránh được nhiều rủi ro hơn trước trong và sau khi vay. Vì vậy, nhiều cá nhân ưu tiên lựa chọn vay vốn tại ngân hàng.
Vay tính chấp theo từng sản phẩm riêng
Vay tiền mặt mua sắm hàng tiêu dùng
Thực hiện tín cháp để mua sắm hàng tiêu dùng thì thời gian duyệt hồ sơ khá nhanh. Khách hàng sẽ nhận tiền qua hình thức chuyển khoản hay tiền mặt nay sau khi kí hợp đồng để đáp ứng các mục đích chi tiêu cá nhân.
Vay để mua hàng trả góp
Hình thức này được giải quyết khi bên bán chưa có hình thức trả góp, cần hỗ trợ từ bên thứ 3. Người mua sẽ trả một phần số tiền chứ không phải toàn bộ giá trị của sản phẩm đó, phần tiền còn lại sẽ được tổ chức tài chính cho vay ứng trả trước. Đương nhiê, sau đó chính người mua sản phẩm sẽ phải thanh toán số tiền đã vay, bao gồm cả lãi suất hoặc phí cho tổ chức cho vay theo thời hạn trong bản ký kết.
Vay thấu chi
Hình thức này chỉ triển khai tại các ngân hàng, theo đó, các ngân hàng dựa vào các điều kiện để quyết định chấp nhận và cho phép chi vượt mức số tiền hiện đang có trên tài khoản thanh toán của người vay. Tiền lãi sẽ được ngân hàng tính trên số tiền chi vượt mà khách hàng sử dụng.
Vay sửa chữa nhà cửa
Khi khách hàng có nhu cầu vay để sửa chữa nhà cửa. Mua sắm thêm vật dụng cho gia đình thì các công ty tài chính. Hiện nay và ngân hàng sẽ là những tổ chức cho vay. Bạn chỉ cần chuẩn bị tốt hồ sơ cho bên vay và được tư vấn gói vay tối ưu nhất.
Vay với mục đích kinh doanh
Những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa muốn bổ sung vốn lưu động. Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đây là khoản vay tín dụng tốt nhất cho họ. Hãy tìm hiểu và so sánh lãi suất, quy định cho vay để lựa chọn nơi vay phù hợp.
Chọn lựa, so sánh các ngân hàng để vay tín chấp
Khi bên vay cũng đưa ra các điều kiện để cho vay tín chấp. Thì bên vay cũng cần chú ý đến các tiêu chí để lựa chọn bên vay vừa có lãi suất thấp vừa đảm bảo. Hãy chú ý các tiêu chí như:
– So sánh lãi suất phù hợp. Hãy tham khảo các ngân hàng và công ty tài chính khác nhau để quyết định gói vay và lãi suất hợp lý. Bên cạnh đó, nhớ kiểm tra các loại phí bổ sung khác và lựa chọn nơi cho vay có ít chi phí bổ sung nhất.
– Chú ý về nơi cho vay tín dụng có thể tạo điều kiện cho khách hàng điều kiện trả nợ linh hoạt.
– Ưu tiên chọn ngân hàng hoặc đơn vị cho vay tín chấp có điều kiện và thủ tục vay đơn giản. Thời gian xét duyệt cho vay nhanh chóng
– Xem xét phí trả nợ trước hạn và so sánh chên lệch giữa các ngân hàng
Kinh nghiệm khi vay tín chấp
– Tìm hiểu qua các ngân hàng. Tổ chức tài chính để kiểm tra và so sánh các gói vay.
– Khi chọn được nơi cho vay. Tìm hiểu chi tiết các loại phí bổ sung để tìm được nơi có ít chi phí nhất.
– Xem xét thủ tục, thời gian vay nhanh. Tránh việc hồ sơ tồn đọng khiến việc xét duyệt khoản vay của bạn lâu hơn.
– Chọn nơi có thể tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ linh hoạt.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến vay tín chấp
1. Tôi làm tự do và không có thu nhập cố định thì có vay tín chấp được không?
Bạn có thể vay tín chấp nếu có mức lương tối thiểu để đăng ký vay là từ 3 triệu đồng. Nếu các khoản vay nhỏ hoặc vay trả góp, bạn có thể vay các công ty tài chính mà không cần chứng minh thu nhập.
2. Cách khách hàng nhận khoản vay tín chấp?
Tiền vay sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bạn hoặc giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt tại quầy giao dịch.
3. Khách hàng có thể vay tín chấp 2 ngân hàng cùng lúc được không?
Bạn có thể vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng nếu như đảm bảo được khả năng trả nợ và đáp ứng được các điều kiện vay vốn.
4. Vay tín chấp trả trước hạn có được không? Mất phí nhiều không?
Bạn có khoản vay tín chấp và có thể trả bất cứ khi nào có điều kiện. Bạn chỉ cần trả khoản dư nợ gốc còn lại (không tính lãi suất) và trả một khoản phí thanh toán sớm (4% trên tổng dư nợ gốc còn lại trong năm đầu tiên sau khi vay, 2% trên tổng dư nợ gốc còn lại trong năm thứ hai sau khi vay. 1% trên tổng dư nợ gốc còn lại trong năm thứ ba trở đi sau khi vay). Tuỳ từng ngân hàng/công ty tài chính sẽ có mức phí khác nhau.
5. Phí thanh toán chậm là bao nhiêu?
Tuỳ vào quy định của từng ngân hàng/công ty tài chính. Khi có hợp đồng, bạn cần lưu ý điều này trước khi ký nhé!
Trên đây chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc về vay tín chấp là gì cũng như một số kinh nghiệm khi vay tín chấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại sự hữu ích cho các bạn. Mời các bạn theo dõi chúng tôi qua những bài viết tiếp theo nhé!