Theo phong tục của người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Thì việc thờ cúng luôn được coi trọng và linh thiêng nhất. Việc này sẽ thể hiện sự lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Cầu mong phù hộ độ trì bình an may mắn. Tuy nhiên gia chủ cũng cần nắm được cách bày bát hương trên bàn thờ phù hợp. Để chuẩn phong thủy lại mang sự hanh thông cho con cháu sau này. Cùng Dankocity giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
👉 Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập trạch chưa có bát hương chính xác
👉 Xem thêm: Giải đáp: Có nên nhờ nhà chùa bốc bát hương hay không?
Ý nghĩa của cách bày bát hương trên bàn thờ là gì?
Ý nghĩa của cách bày bát hương trên bàn thờ là gì?
Từ xưa đến nay theo văn hóa tâm linh thì trần thế và âm thế luôn song hành tồn tại. Cuộc sống của con người hiện tại tốt hay xấu cũng đều nhờ vào thế tâm linh. Do vậy mà việc thờ cúng và bày trí ban thờ được gia đình chú trọng cần thận.
Trên thực tế bát hương bàn thờ được coi như là sợi dây kết nối giữa người dương và âm. Đồng thời giúp con cháu bày tỏ lòng thành, kính trọng với tổ tiên và người thân đã mất. Từ đó mà cầu mong sự bình yên, hạnh phúc và tài lộc may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, vào những dịp lễ chạp, ngày rằm hay mùng 1… Những nén hương luôn được gia đình thắp lên, bát hương nghi ngút. Thể hiện sự mong nhớ của người trần mắt thịt. Mời ông bà tổ tiên về hưởng lộc và mong cầu hạnh phúc, bình an cho cả gia đình.
Do vậy mà bát hương trở thành một vật phẩm tâm linh cực kỳ quan trọng. Cho nên cách bày bát hương trên bàn thờ như thế nào. Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và mong muốn tìm hiểu một cách chính xác nhất.
Hướng dẫn cách bày bát hương trên bàn thờ đúng cách
Hướng dẫn cách bày bát hương trên bàn thờ đúng cách
Cách lập bàn thờ gia tiên cần được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy tắc. Đầu tiên thì bạn cần phải thực hiện nghi lễ xin phép thần linh. Sau đó hãy sắm bình hoa, chén trà, chén rượu, một đĩa trái cây,… Nếu gia chủ chọn ngày đặt bát hương đúng vào những dịp quan trọng. Như vào lễ nhập trạch, lễ lập bàn thờ mới… Thì sẽ càng phải thể hiện sự trang trọng hơn.
Cuối cùng là phải đặt bát hương ở chính giữa bàn thờ. Cách mép ngoài khoảng 15cm để tiện cắm nhang hoặc để các đồ cúng lễ. Đồng thời việc sắp xếp này còn phụ thuộc vào số lượng bát nhang. Quy mô nơi thờ tự và đặc điểm của mỗi gia đình.
Bàn thờ có 1 bát hương
Bàn thờ có 1 bát hương thường là gia đình nhỏ, con thứ. Hoặc bàn thờ trong căn hộ chung cư mini, nhà trọ, phòng trọ… Bát hương chỉ để thờ cúng thần linh và gia tiên nên không tốn diện tích. Việc bài trí cũng đơn giản, chỉ cần đặt bát hương ở chính giữa, cách mép ngoài bàn thờ khoảng 15cm.
Cách bày bát hương trên bàn thờ gồm 2 bát hương
Bàn thờ này gồm 2 bát nhang, mỗi bát nhang để thờ riêng thần linh và gia tiên. Vậy cách bày bát hương trên bàn thờ có 2 bát hương ra sao? Trước tiên, đặt bát hương thờ thần linh cách mép bàn thờ 15cm và kê cao khoảng 10 cm. Còn với bát hương thờ gia tiên sẽ đặt ở phía dưới bàn thờ. Cách bát hương thờ thần linh từ 10 – 15 cm.
Bàn thờ có 3 bát hương
Đây là kiểu bài trí rất phổ biến nhất ở các gia đình. Bàn thờ bao gồm 3 bát nhang thờ: thần linh, gia tiên, Ông Mãnh Bà Cô. Cách đặt bát hương bàn thờ gia tiên có 3 bát hương có thứ tự như sau:
Trước tiên thì bát hương thờ thần linh sẽ là bát hương to nhất, được đặt ở chính giữa và kê cao nhất. Bát hương dùng cho việc thờ gia tiên và Ông Mãnh Bà Cô nhỏ hơn, được đặt ở hai bên. Đặc biệt là bát hương gia tiên với vị trí nằm ở bên phải còn bát hương Ông Mãnh Bà cô nằm ở bên trái hướng người đứng thắp hương. Lưu ý rằng khoảng cách giữa 3 bát hương không nên đặt quá sát nhau, để tránh tàn hương bắt cháy vào nhau, tốt nhất là nên giữ khoảng cách 10-15cm.
Bàn thờ có 4 bát hương
Có nên thờ 4 bát hương? Bàn thờ có 4 bát hương thì thường trong gia đình Phật tử với 1 bát hương để thờ Phật thường đặt ở trên cùng và 3 bát hương còn lại xếp theo hàng ngang tương tự như với cách bày bát hương trên bàn thờ có 3 bát hương ở phía trên.
Bàn thờ có 5 bát hương
Đây là bàn thờ để cúng gia tiên cả bên nội và bên ngoại. Cụ thể cách bày 5 bát hương đúng sẽ là:
-
Bát hương thờ thần linh được kê cao nhất, khoảng 20 cm và đặt ở chính giữa
-
Bát hương thờ gia tiên bên nội nằm bên phải, kê cao khoảng tầm 10-15 cm
-
Còn bát hương thờ gia tiên bên ngoại nằm bên trái, được kê sát dưới bàn
-
Bát hương thờ Ông Mãnh Bà Cô bên nội đặt bên phải, sát dưới bàn đồng thời cách bát hương gia tiên 10-15cm
-
Với bát hương thờ Ông Mãnh Bà Cô bên ngoại đặt bên trái sát dưới bàn và cách bát hương gia tiên là 10-15cm
Một vài lưu ý trong cách bày bát hương trên bàn thờ
Ngoài việc tìm kiếm vị trí đặt bát hương trên bàn thờ như thế nào là đúng thì bạn cũng cần nắm được một số vấn đề quan trọng trước khi bày bát hương như sau:
Lựa chọn mua bát hương
Bát hương trên bàn thờ phải nguyên vẹn, không bị sứt mẻ hoặc nứt vỡ. Các họa tiết hoa văn không nên có chữ viết hay có ký tự tiếng Hán. Cách tốt nhất là nên chọn bát hương có họa tiết long phụng.
Hơn nữa gia chủ cũng nên tránh chọn mua bát hương có màu vàng, màu hồng hoặc màu đỏ. Đây đều là những bát hương dành cho các vị Vương Tướng quan lại được thờ phục trong đình, chùa, miếu chiềng.
Thanh tẩy bát hương
Không nên đặt bát hương lên bàn thờ ngay sau khi mua mà cần tiến hành thanh tẩy chúng trước. Gia chủ có thể sử dụng nước sạch pha thêm rượu, gừng và muối để xử lý các tạp chất của bát hương. Có thể bỏ thêm vài cánh hoa nhài hoặc hoa hồng để thanh tẩy mùi, mang đến hương thơm thuần khiết cũng như tạo sự dễ chịu cho nơi thờ cúng trong gia đình.
Việc bốc bát hương
Khi bát hương đã được xử lý và lau sạch sẽ khô ráo, bạn hãy lấy một miếng tráng kim vàng lót xuống phía đáy của bát hương rồi sử dụng tro chuyên dụng đổ đầu vào bát hương.
Quy trình bốc bát hương đúng chuẩn phong thủy
Không chỉ quan tâm đến việc bày trí bát hương như thế nào mà trước đó bạn cũng cần lưu ý xem quy trình bốc bát hương về nhà mới theo phong thủy ra sao. Các bước được thực hiện cụ thể theo thứ tự như sau:
Chuẩn bị bát hương phù hợp
Bát hương sau khi mua về cần phải được rửa sạch bằng nước muối rượu gừng pha thêm với chút nước hoa dùng riêng để thờ cúng. Có thể thả thêm 1 vài cánh hoa hồng giúp bát hương thơm tho, sạch sẽ đồng thời loại bỏ phần hữu hình.
Để phơi khô sau đó đem xông với trầm hương. Nước rửa bát hương dùng xong thì đổ ra đằng trước sân hoặc mang đi vảy xung quanh nhà. Tuyệt đối không được đổ xuống cống hay những nơi ô uế.
Chuẩn bị tro cốt
Bát hương phải được làm theo pháp chính là có chứa cốt. Cốt của bát nhang phải có đủ 7 thứ báu hay còn gọi là thất bảo ví dụ như: vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô… Đặc biệt vàng, bạc, ngọc là 3 thứ không thể thiếu được. Tất cả phải được bọc trong 1 tờ giấy tráng kim sau đó dùng bút đỏ đã được làm phép ghi vào 1 số chữ.
Ngoài ra trong bát hương phải có tiền âm để “Ngũ lộ thần tài”. Tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 gấp thành hình chiếc thuyền nhỏ và xếp xung quanh cốt thất bảo.
Quy trình bốc bát hương
Để việc bốc bát hương được đảm bảo được sạch sẽ thì người thực hiện phải rửa tay bằng rượu hoặc nước gừng. Khi bốc bát nhang, hãy dùng tay bốc lần lượt từng nắm tro và cẩn thận đặt vào trong bát.
Cần tuân theo sự chỉ dẫn của các thầy phong thủy về số lượt bốc phải được đếm theo số sinh như “sinh – lão – bệnh – tử”. Cho đến khi nào gia chủ bốc tro đến gần miệng bát thì lưu ý để nắm cuối cùng sẽ vào số sinh.
Khi thực hiện bốc bát hương, hãy cho tro vào và lắc đều chứ không ấn hoặc nén chặt. Trong suốt quá trình thực hiện, miệng hãy cầu khấn “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương dành cho thần linh (thần linh/gia tiên…)” để thần linh, tổ tiên chứng giám.
Thực hiện đặt bát hương lên bàn thờ
Sau khi bốc bát xong hãy thực hiện đúng theo cách bày bát hương trên bàn thờ đã được hướng dẫn cụ thể ở trên. Tùy vào số lượng bát hương mà gia chủ tiến hành đặt theo như sự chỉ dẫn sao cho phù hợp nhất.
Sắm lễ bốc bát hương
Để bốc bát hương suôn sẻ, thể hiện được sự thành kính với ông bà tổ tiên thì gia chủ cần phải sắm sửa đầy đủ lễ nghi gồm: hoa tươi, quả tươi, nước sạch và bày lên bàn thờ. Trước khi thắp hương hãy mở tất cả các cửa trong phòng. Sau đó hãy thực hiện việc làm lễ. Nguyên tắc trong quá trình sử dụng bát hương đó là:
- Luôn phải giữ cho vị trí đặt bát hương sạch sẽ bằng cách vệ sinh hoặc lau chùi cần thận. Tuyệt đối không nên để nơi thờ cúng bị dính bụi bẩn. Đặc biệt là trước khi làm lễ vào các ngày rằm, mùng 1 hay dịp đặc biệt
- Thời điểm phù hợp nhất để sắp xếp lại bàn thờ chính là ngày 23 và 30 tháng Chạp. Khi muốn sắp xếp lại bàn thờ thì hãy thực hiện khấn vái để xin pháp Thần linh cũng như ông bà tổ tiên. Khi dọn dẹp có thể di chuyển các vật dụng khác còn riêng bát hương, bài vị thì tuyệt đối không được phép xê dịch hoặc thay đổi vị trí
- Nếu là bát hương bốc lại sau thời gian 1 năm hoặc khi bát hương đã có quá nhiều chân nhang thì nên để lại 5 chân. Phần chân nhang còn lại sẽ được đem đốt và thả tro xuống sông hoặc suối
- Nếu muốn bỏ bát hương cũ và thay bằng bát hương mới thì hãy đặt bát hương cũ lên tấm xốp và cho trôi ở sông. Tuyệt đối không được vứt bát hương cũ ở những nơi bẩn thỉu uế tạp. Ngay cả bát hương cũ nếu vấn đề xử lý không tốt thì gia đình cũng có thể gặp phải điều không may mắn trong cuộc sống
Tổng kết
Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách bày bát hương trên bàn thờ phù hợp và chuẩn phong thủy nhất. Hãy tìm hiểu kỹ và nắm bắt được để có thể tự tin hoàn thành tốt công tác thực hiện bày trí bát hương này. Việc làm này sẽ thể hiện tấm lòng của gia chủ với ông bà tổ tiên. Cũng như người đã khuất. Do vậy hãy đặt hết tâm huyết. Và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo tránh xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện nhé!